Menu

Trần Canh

WINNER TAKES IT ALL

Thành công của lực lượng Việt Minh có sự giúp sức lớn của các phái đoàn cố vấn Trung Quốc với nhiều tướng lĩnh dày dạn trận mạc, trong đó có Trần Canh là nhân vật đặc biệt, được coi là vị tướng xuất sắc nhất của quân đội Trung Quốc.

Trần Canh được đào tạo quân sự từ trường võ bị Hoàng Phố, là học viên khoá đầu của học viện, và đứng trong top 3 học viên xuất sắc nhất được mệnh danh “Hoàng Phố Tam Kiệt”. Tham gia nhiều trận mạc, lập nhiều công lao, năm 1955 ông được Trung Quốc phong hàm Đại tướng, năm 1958 ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trường Võ bị Hoàng Phố (Whampoa Military Academy) vốn do Liên Xô giúp cụ Tôn Trung Sơn và cụ Tưởng Giới Thạch thành lập năm 1924. Đây là một trong nhiều nỗ lực hỗ trợ quân sự mà phái đoàn cố vấn của Liên Xô đã thực hiện tại Trung Quốc. Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô lúc bấy giờ do tướng Mikhail Borodin dẫn đầu, trong đoàn có một trợ lý kiêm thông dịch viên tên Lý Thụy, chính là cụ Hồ Chí Minh sau này. Có thể nói cụ Hồ là một trong những người chứng kiến sự ra đời của trường võ bị Hoàng Phố. Cụ Hồ và Trần Canh gặp nhau trong khoảng thời gian ấy.

Năm 1950 theo đề nghị của cụ Hồ, cũng như do tầm quan trọng của việc đánh Pháp ra khải Đông Dương, Mao Trạch Đông đã cử Trần Canh dẫn đầu phái đoàn cố vấn quân sự gồm 14 người sang Việt Bắc hỗ trợ cụ Hồ tác chiến. (*)

Lúc bấy giờ cụ Giáp còn trẻ, cụ Hồ đã từng cử cụ Giáp đi đến Diên An, căn cứ địa của hồng quân Trung Quốc, để được huấn luyện quân sự nhưng trên đường lại phải gọi về giao nhiệm vụ khác. Vì vậy vào thời điểm đó kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế chiến trường của cụ Giáp vẫn đang còn khá hạn hẹp, sự hỗ trợ của một cố vấn dày dặn như Trần Canh là rất giá trị. Trong trận Biên Giới 1950 cụ Giáp muốn đánh thẳng vào Cao Bằng nơi lực lượng chính của Pháp đồn trú, nhưng Trần Canh lại phân tán đánh Đông Khê trước rồi mới quay sang Cao Bằng sau.

Võ Nguyên Giáp, Trần Canh, Vi Quốc Thanh.

Năm 1953 do được điều động đi cầm quân ở một cuộc chiến đang rất khốc liệt ở Triều Tiên, Trần Canh rời đoàn cố vấn Trung Quốc, vị trí trưởng đoàn giao cho người trợ lý là Vi Quốc Thanh. Cùng năm khi Vi Quốc Thanh trao cho cụ Hồ bản kế hoạch Navare mà tình báo Trung Quốc lấy được, cụ Giáp chủ trương tranh thủ khi Pháp triển khai lên Lai Châu thì Việt Minh sẽ tập trung đánh mạnh vào lực lượng pháp ở đồng bằng (Hà Nội và ven), nhưng Vị Quốc Thanh lại đề xuất đánh Lai Châu được cụ Hồ ủng hộ và vì vậy mới có trận Điện Biên Phủ.

Vi Quốc Thanh vừa là người tham mưu cho Việt Minh trên Điên Biên Phủ, vừa là người tháp tùng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Chu Ân Lai ngồi vào bàn hội nghị Geneva đàm phán quyền lợi với Việt Minh và các nước Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô. Cho thấy có một sự kết nối giữa việc Việt Minh thắng lợi với quyền lợi của Trung Quốc trên bàn hội nghị.

Ở Việt Nam, cụ Võ Nguyên Giáp là một tượng đài không thể đụng chạm. Nhưng lịch sử cần sự trung thực và cái nhìn không thiên vị, cụ cũng là con người cũng cần học, cần hành, cần trả giá bằng thất bại mới trưởng thành.

(*) Đầu năm 1950, Trung tướng Trần Canh đang chỉ huy quân đội trên chiến trường Vân Nam (khi đó Vân Nam chưa giải phóng). Thực hiện cam kết không thành văn giữa nguyên soái Xtalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc Trung Quốc giúp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân điều động Trung tướng Trần Canh về Bắc Kinh nhận nhiệm vụ dẫn đầu Đoàn Cố vấn Quân sự Trung Quốc gồm 14 đồng chí sang Việt Nam. Ngày 7-7, đoàn Cố vấn Trung Quốc xuất phát từ Côn Minh đi đến Thái Nguyên. Tại một nhà sàn đơn sơ trên chiến khu, Bác Hồ cảm kích gặp lại người bạn. Bác Hồ và Trần Canh đã là bạn cũ của nhau. Tháng 5-1924 Trần Canh học khóa 1 trường Quân sự Hoàng Phố – Quảng Châu, còn Bác Hồ khi đó là thư ký của Phái bộ Brôđin – Cố vấn Chính trị của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Tôn Trung Sơn, khi đó hai người thường xuyên gặp nhau trao đổi công tác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *